Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Đánh nam sinh vì thiếu 5 nghìn “nộp tô”: Dự kiến đình chỉ học có thời hạn

Trao đổi với PV Dân trí sáng 27/10, ông Khoa cho hay, trong sáng nay, mẹ của nam sinh L- người bị nhóm bạn đánh hội đồng, tiếp tục có cuộc làm việc với nhà trường. Theo đó, gia đình mong muốn được nhà trường quan tâm và theo dõi L. để đề phòng trường hợp xấu xảy ra.

Theo gia đình L., sau sự việc em bị nhóm bạn cùng trường đánh đập dã man và tè bậy trước mặt, L. vẫn đi học bình thường, tâm lý đã ổn định và không có biểu hiện sợ hãi. Tuy nhiên, qua một số câu chuyện trên báo chí gần đây, gia đình vẫn mong muốn nhà trường có xử lý đúng đắn với nhóm bạn đánh hội đồng L. và theo dõi em sát sao hơn.

Về hình thức xử lý các đối tượng bắt nạt yêu cầu “nộp tô” để ăn sáng cũng như nhóm học sinh lớp 7A đã tham gia đánh L., ông Khoa cho hay, do tính chất phức tạp của vấn đề nên nhà trường đang nhờ cơ quan điều tra can thiệp để làm rõ.

Em L. bị nhóm nam sinh đánh đập dã man (ảnh từ clip)
Em L. bị nhóm nam sinh đánh đập dã man (ảnh từ clip)

“Chúng tôi cũng đã báo cáo sự việc lên Phòng Giáo dục huyện và Sở GD&ĐT Hải Dương để xin hướng xử lý phù hợp. Theo quan điểm của Hội đồng kỉ luật nhà trường, dự kiến mức xử lý cao nhất sẽ đình chỉ học tập có thời hạn với các em tham gia đánh nam sinh L. Tuy nhiên, trước khi làm việc này, chúng tôi phải căn cứ vào bản tường trình của mỗi em để căn cứ vào mức độ vi phạm nặng, nhẹ nhằm xử lý thỏa đáng.

Hiện các em vẫn đang học tập bình thường để không có xáo trộn về tâm lý. Tuy nhiên, đề phòng các trường hợp xấu hoặc các nhóm thanh niên khác có hành động trả thù, nhà trường đã trực tiếp giao em L. cho cô giáo chủ nhiệm trực tiếp theo dõi. Chỉ cần thấy em có biểu hiện bất thường hoặc vắng học thì ngay lập tức phải báo cho gia đình và ban giám hiệu”, ông Khoa cho biết.

Một bạn nam dùng đầu gối thúc nhiều lần vào bụng khiến L. đau đớn khóc lóc (ảnh từ clip)
Một bạn nam dùng đầu gối thúc nhiều lần vào bụng khiến L. đau đớn khóc lóc (ảnh từ clip)

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, một đoạn clip dài hơn 2 phút được đăng tải trên mạng ghi lại hình ảnh nhóm nam sinh đánh đập hội đồng dã man nam sinh L. khiến em này phải khóc lóc van xin. Chưa hết, một trong số nam sinh kia còn tè bậy trước mặt nạn nhân khiến nhiều người phẫn nộ.

Ông Nguyễn Văn Khoa cho biết, các học sinh trong clip trên đều là học sinh lớp 7A của trường. Các em khai, sở dĩ mình đánh bạn là do được 2 học sinh lớp 11 thuộc 2 trường THPT khác trên địa bàn bắt phải đánh do nam sinh L. thiếu 5 nghìn đồng đóng cho nhóm bạn THPT ăn sáng hàng ngày.

Sự việc đã gây phẫn nộ trong dư luận. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã mời giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh các em học sinh đến học để có biện pháp xử lý.

Mỹ Hà

Tag :đánh đập dã man, đánh nam sinh, đình chỉ học, đánh hội đồng

Hành trình biến giấc mơ thủ khoa thành hiện thực

Là thành viên lớp 12A1 “chuyên đào tạo thủ khoa” của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu nên Diệu nghĩ giấc mơ thủ khoa của mình sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Được biết, trong mùa THPT Quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016, lớp 12A1 của Diệu không ai rớt đại học và có tới 9 học sinh đạt điểm xét tuyển đại học từ 27 điểm trở lên.

Trịnh Văn Diệu - chàng trai ấp ủ giấc mơ trở thành thủ khoa.
Trịnh Văn Diệu - chàng trai ấp ủ giấc mơ trở thành thủ khoa.

“Ngôi nhà chung” sinh ra nhiều thủ khoa mà Diệu theo học.
“Ngôi nhà chung” sinh ra nhiều thủ khoa mà Diệu theo học.

Từ giấc mơ thủ khoa đến hiện thực

Diệu tình cờ lên mạng và đăng kí thử vận may với Học bổng Truy Kích với thông điệp “Đồng hành cùng giấc mơ sĩ tử” - quỹ học bổng được thành lập ngày 22/06/2016 của công ty VTC Mobile. Một phần để tăng động lực cho chính bản thân mình học tốt, phần khác có thể đỡ đần bố mẹ một khoản nho nhỏ khi Diệu bước vào cánh cửa đại học. Và 28,45 điểm là con số Diệu xuất sắc dành được trong kì thi xét tuyển đại học vừa qua, đồng thời là tân thủ khoa của khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Giấc mơ thành hiện thực không chỉ dừng lại ở đó mà Diệu còn nỗ lực thi đỗ đầu vào của lớp kỹ sư chất lượng cao của trường Đại học Bách khoa.

Trịnh Văn Diệu - tân thủ khoa khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Bách khoa nhận học bổng Truy Kích trị giá 45,000,000 VNĐ
Trịnh Văn Diệu - tân thủ khoa khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Bách khoa nhận học bổng Truy Kích trị giá 45,000,000 VNĐ

Ban tổ chức Học bổng Truy Kích hướng dẫn Diệu cùng tân sinh viên hoàn thiện hồ sơ nhận học bổng.
Ban tổ chức Học bổng Truy Kích hướng dẫn Diệu cùng tân sinh viên hoàn thiện hồ sơ nhận học bổng.

Cuộc sống sinh viên hiện tại của Diệu cùng bạn bè.
Cuộc sống sinh viên hiện tại của Diệu cùng bạn bè.

Được biết, không chỉ có giấc mơ thủ khoa của Diệu thành hiện thực mà quỹ học bổng Truy Kích đã dành tặng cho rất nhiều các tân thủ khoa khác của các trường đại học danh tiếng trên toàn quốc. Ngoài ra, học bổng Truy Kích còn có những hoạt động đồng hành cùng sỹ tử trong các mùa thi Đại học và đặc biệt là hướng nghiệp cho sinh viên

Vũ Quỳnh Trang – tân thủ khoa Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn
Vũ Quỳnh Trang – tân thủ khoa Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn

Bùi Thành Công – chàng thủ khoa của Đại học Kinh tế quốc dân.
Bùi Thành Công – chàng thủ khoa của Đại học Kinh tế quốc dân.

Tag :tân thủ khoa, công nghệ thông tin, suất học bổng, xét tuyển đại học, điểm xét tuyển, quỹ học bổng

Phụ huynh vào trường tát cô giáo vì nghi ngờ con bị bạo hành

Theo đó, clip có độ dài 3 phút 38 giây ghi lại cảnh một phụ huynh to tiếng với cô giáo mầm non ngay tại trường.

“Tôi căn cứ vào đâu để nói chị đánh, đó là lời kể của cháu nhà tôi. Từ năm ngoái đến năm nay, thi thoảng cháu lại bảo bị cô giáo đánh. Chuyện này xảy ra rất nhiều lần.

Nếu cháu sai, cháu hư hoặc có làm sao, chị có thể đánh một lần, hai lần nhưng không thể đánh đến lần thứ 3. Đằng này, chị tát để lại nguyên cả bàn tay trên má cháu như thế là không thể được. Nếu chuyện này xảy ra lần nữa, em không bỏ qua cho chị đâu”, phụ huynh này bức xúc nói.

Cô giáo mặc váy đen trắng vẫn luôn miệng khẳng định mình không tát học sinh như lời buộc tội của phụ huynh (ảnh từ clip)
Cô giáo mặc váy đen trắng vẫn luôn miệng khẳng định mình không tát học sinh như lời buộc tội của phụ huynh (ảnh từ clip)

Tiếp chuyện phụ huyh này, có hai cô giáo. Trong đó, một cô giáo mặc váy màu đen trắng được cho là đánh học sinh vẫn luôn miệng khẳng định mình không tát học sinh như lời “tố” của phụ huynh.

Trong khi đang tranh cãi 3 bên, cô giáo được cho là bạo hành học sinh đứng dậy bỏ đi khiến phụ huynh bật dậy đôi co và tát vào má cô giáo. Sự việc chỉ dừng lại khi có cô giáo thứ hai lao vào can ngăn.

Nhiều người rất phẫn nộ khi xem xong clip. Một phụ huynh ở Hà Nội chia sẻ, nếu là mình, chắc mình không thể giữ được bình tĩnh như phụ huynh kia.

Anh Hoài Nam (đường Lê Văn Lương, Hà Nội) chia sẻ: "Mặc dù học sinh về tố cáo nhưng phụ huynh không ghi lại được cảnh đang tát thì giáo viên sẽ không bao giờ thừa nhận. Mình thật sự lo lắng khi gửi con ở trường với những giáo viên không có tâm như vậy".

Clip phụ huynh tát cô giáo tại trường:

Phụ huynh vào trường tát cô giáo vì nghi ngờ con bị bạo hành

Mỹ Hà

Tag :cô giáo mầm non, tát học sinh

Cô gái Việt đầu tiên chiến thắng cuộc thi thiết kế thời trang lớn nhất Nhật Bản

Bộ trang phục mang ý tưởng “vẻ đẹp của sự bất toàn” đã giúp cô gái Việt chiến thắng cuộc thi thiết kế thời trang “đình đám” đất Nhật.

Bộ trang phục mang ý tưởng “vẻ đẹp của sự bất toàn” đã giúp cô gái Việt chiến thắng cuộc thi thiết kế thời trang “đình đám” đất Nhật.

Nhắc đến Tokyo New Designer Fashion Grand Prix là nhắc đến cuộc thi lâu đời, uy tín bậc nhất xứ sở mặt trời mọc. Cuộc thi được NTK nổi tiếng người Pháp Jean Paul Gaultier (người đã tạo nên một đế chế trong ngành công nghiệp thời trang thế giới bởi những bộ sưu tập độc đáo và dữ dội) đứng trong hội đồng giám khảo nhiều năm liền.

Tokyo New Designer Fashion Grand Prix không chỉ chọn lọc và tôn vinh những bộ sưu tập, ý tưởng, concept và kỹ thuật thiết kế tiên phong, độc đáo; mà còn là nơi ươm mầm những nhà thiết kế chất lượng nhất cho Tokyo và toàn Nhật Bản. Những thí sinh được chọn vào vòng chung kết được xem như một sự đảm bào cho vị trí trong ngành công nghiệp thời trang sau khi tốt nghiệp.

Do đó, chinh phục cuộc thi này luôn là mơ ước của rất nhiều nhà thiết kế trẻ cũng như sinh viên ngành thời trang trên khắp thế giới. Và thật tự hào khi Phan Thị Cẩm Tú - nữ du học sinh Việt tại Nhật Bản đã vượt qua tất hơn 6500 đối thủ đến từ 10 quốc gia để giành vị trí quán quân – Giải Lớn (giải cao nhất) của Tokyo New Designer Fashion Grand Prix 2016 được tổ chức vào ngày 19/10 vừa qua. Thú vị hơn, cô cũng là người Việt đầu tiên trong lịch sử tham gia cuộc thi tầm cỡ quốc tế.

Cẩm Tú thực hiện tác phẩm với kĩ thuật rập 3D, form dáng như những chiếc bình gốm được ghép nối các mảnh vỡ vào nhau một cách ngẫu hứng thể hiện triết lý wabi-sabi của người Nhật.

Cẩm Tú thực hiện tác phẩm với kĩ thuật rập 3D, form dáng như những chiếc bình gốm được ghép nối các mảnh vỡ vào nhau một cách ngẫu hứng thể hiện triết lý wabi-sabi của người Nhật.

Cẩm Tú tốt nghiệp trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM năm 2010 ngành Thiết kế Thời trang. Sau đó, cô trở thành giảng viên khoa Thiết kế Thời Trang tại trường Đại học Kĩ thuật và Công nghệ Hutech – TP.HCM trước khi sang Nhật du học năm 2014.

Cẩm Tú hiện học tại Học viện thời trang Ueda College of Fashion tại Osaka, Nhật Bản, khoa Fashion Creator Advance khóa 2 năm. Cô gái tài năng từng “ẵm” Giải nhất cuộc thi Triumph Inspiration Award Việt Nam tháng 3/2010, Top 10 vòng chung kết Triumph International Award tại London, Anh Quốc tháng 10/2010.

Đặt chân đến nước Nhật học thời trang, một lần Cẩm Tú đọc được quyển sách về triết lý wabi sabi, cô hoàn toàn bị thu hút. Và những chiếc bát gốm vỡ được làm bằng nghệ thuật Kintsugi đã làm Cẩm Tú vô cùng thích thú, gợi mở trong cô rất nhiều suy nghĩ về cuộc đời. Đó cũng là hoàn cảnh giúp Cẩm Tú ấp ủ ý tưởng “vẻ đẹp của sự bất toàn” mang đến tham dự cuộc thi thời trang tại Nhật Bản.

Cô gái Việt tài năng phát biểu trong giây phút nhận giải quán quân Tokyo New Designer Fashion Grand Prix 2016.

Cô gái Việt tài năng phát biểu trong giây phút nhận giải quán quân Tokyo New Designer Fashion Grand Prix 2016.

Chia sẻ về ý tưởng “vẻ đẹp của sự bất toàn”, Cẩm Tú cho hay, bài dự thi của cô mang concept “Kintsugi” vốn là tên một nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản – sửa chữa lại những mảnh đồ gốm bị vỡ bằng kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim. Concept biểu hiện một triết lý rằng, những vết sửa chữa và hàn gắn được tôn vinh như một phần lịch sử của đồ vật chứ không phải là một cách che đậy.

Từ đó, nữ du học sinh Việt tạo nên một tác phẩm với kĩ thuật rập 3D, form dáng như những chiếc bình gốm được ghép nối các mảnh vỡ vào nhau một cách ngẫu hứng. Các mảnh vỡ được ghép lại từ chỉ vàng bằng kĩ thuật móc-crochet. Cả bộ trang phục được Cẩm Tú thực hiện hoàn toàn bằng tay, không sử dụng máy móc trong khoảng thời gian 2 tháng.

Cẩm Tú cho biết, trong quá trình thực hiện, phần thử thách lớn nhất chính là tìm kiếm chất liệu phù hợp với ý tưởng và form dáng mong muốn. Cô đã mất rất nhiều thời gian ban đầu để thử nhiều loại chất liệu khác nhau để cho ra được cảm giác mộc mạc mà vẫn lung linh của những chiếc bát gốm vỡ.

Tại vòng chung kết, hội đồng BGK đã vô cùng bất ngờ và đánh giá cao ý tưởng Kintsugi của cô gái Việt. Họ nói rằng, không ngờ một du học sinh đến từ Việt Nam lại có thể làm được một tác phẩm lấy ý tưởng từ nghệ thuật truyền thống của Nhật bản sâu sắc đến như vậy, ngay đến một người Nhật bình thường còn chưa biết về nghệ thuật này hiểu hết được triết lý của nó.

Với giải thưởng cao nhất cuộc thi thời trang danh tiếng Nhật Bản, Cẩm Tú sẽ nhận được 1 triệu yên tiền thưởng và vé khứ hồi đi Paris – kinh đô thời trang thế giới.

Sau khi đoạt giải thưởng, Cẩm Tú còn một học kì tiếp theo phải hoàn thành, cô sẽ tốt nghiệp ở trường Ueda College of Fashion trong tháng 3/2017. Cẩm Tú dự định sẽ thực hiện chuyến đi Pháp và tham quan các nước Châu Âu ngay sau khi tốt nghiệp.

Cẩm Tú còn một học kì tiếp theo tại Nhật Bản phải hoàn thành, cô sẽ tốt nghiệp ở trường Ueda College of Fashion trong tháng 3/2017.

Cẩm Tú còn một học kì tiếp theo tại Nhật Bản phải hoàn thành, cô sẽ tốt nghiệp ở trường Ueda College of Fashion trong tháng 3/2017.

Lệ Thu

(Ảnh: NVCC)

“Mẹ đóng xã hội hóa 500 nghìn thì con không được nằm phản”

Phụ huynh Trường Mầm non Hưng Thắng (Hưng Nguyên) bật khóc vì các khoản đóng góp đầu năm

Phụ huynh bật khóc vì tiền xã hội hóa

Trong đơn gửi tới báo Dân trí, các phụ huynh Trường Mầm non Hưng Thắng (Hưng Nguyên, Nghệ An) thể hiện sự bức xúc vì cho rằng có quá nhiều khoản thu vô lý được nhà trường liệt kê buộc phụ huynh phải đóng.

Chị Nguyễn Thị Thủy (xóm 17, xã Hưng Thắng) có 2 con đang học tại Trường Mầm non Hưng Thắng bức xúc: “Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, nhà trường đề ra mức xã hội hóa 700 nghìn đồng/em. Nhà tôi hai cháu, đóng 1,4 triệu đồng. Số tiền này quá lớn nên tôi đề nghị giảm mức thu xuống 500 nghìn đồng nhưng nhà trường không đồng ý. Giữa cuộc họp phụ huynh toàn trường, cô hiệu trưởng bảo các giáo viên chủ nhiệm ra, lưu ý những phụ huynh đóng xã hội hóa 500 nghìn đồng. Cô còn bảo, nếu mẹ đóng 500 nghìn thì con nằm chiếu, không được nằm phản”.

Phụ huynh bật khóc, thuật lại thái độ của Hiệu trưởng Trường Mầm non Hưng Thắng khi đăng kí xã hội hóa 500 nghìn thay vì mức sàn 700 nghìn trong cuộc họp đầu năm.
Phụ huynh bật khóc, thuật lại thái độ của Hiệu trưởng Trường Mầm non Hưng Thắng khi đăng kí xã hội hóa 500 nghìn thay vì mức sàn 700 nghìn trong cuộc họp đầu năm.

Ngoài số tiền xã hội hóa 700 nghìn đồng, các phụ huynh phải đóng tiền mua đồ dùng, đồ chơi, các loại học liệu phục vụ cho trẻ. Trong bản danh mục đồ dùng, đồ chơi, các loại học liệu lớp 5 tuổi được chú thích theo Thông tư 02/2010 - BGD&ĐT có tới 59 mục, tổng số tiền phụ huynh phải đóng lầ 365.000 đồng.

Chị Nguyễn Thị Hoa (xóm 17, xã Hưng Thắng) cho biết: “Tìm hiểu thì được biết Thông tư 02 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư khác từ 2 năm nay nhưng nhà trường vẫn áp dụng. Trong thông tư 34 thay thế Thông tư 02 cũng quy định rõ nhà trường không được thu tiền đồ dùng, đồ chơi, học liệu. Không những thế, trong danh mục các đồ dùng mà nhà trường liệt kê tôi thấy có nhiều khoản vô lý, chồng chéo như phiếu bé ngoan, bộ dụng cụ bác sỹ, bộ dụng cụ bác sỹ (dùng chung), trang phục bác sỹ, bút lông, bút màu…”.

Kế hoạch về việc tổ chức thực hiện các khoản thu chi phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2016-2017 của Trường Mầm non Hưng Thắng ghi rõ: Vận động XHH giáo dục từ 700 nghìn đồng/em/năm trở lên.
Kế hoạch về việc tổ chức thực hiện các khoản thu chi phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2016-2017 của Trường Mầm non Hưng Thắng ghi rõ: "Vận động XHH giáo dục từ 700 nghìn đồng/em/năm trở lên".

Ngoài ra, các phụ huynh phải đóng tiền đồ dùng phục vụ công tác vệ sinh tại các lớp và thay cha mẹ chăm sóc trẻ bán trú tại trường. Theo đó, trẻ năm đầu tiên vào trường và lớp nhà trẻ đóng 195.000 đồng/năm, mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ đóng 166.000 đồng/năm, mẫu giáo lớn là 150.000 đồng/năm.

“Trong bảng kê gồm 19 mục này, mỗi cháu phải dùng tới 5 loại chổi, từ chổi chùi toa-tet, chổi lau nhà 360 độ, chổi màn, chổi đót, chổi cước, rồi tiền xà phòng rửa tay, xà phòng giặt, nước lau nhà, nước rửa bồn cầu…”, chị Nguyễn Thị Sâm, có hai con đang học tại trường bức xúc.

Ngoài ra, mỗi phụ huynh phải đóng 344.000 đồng/em/năm để thuê cô nấu ăn thay cha mẹ chăm sóc trẻ ăn ở bán trú và tiền nước uống; tiền mua máy lọc nước 69.000 đồng/em, 2 ngày công lao động. Phụ huynh còn tố nhà trường cố tình nâng giá một số đồ dùng cao hơn thực tế. Ví dụ, máy lọc nước được nhà trường báo giá 17.230.000 đồng nhưng giá khảo sát của phụ huynh chỉ 12.100.000 đồng; Tủ ga nấu giá khảo sát 15 triệu, nhà trường báo giá 23.630.000 đồng; Ghế ngồi của trẻ giá 80.000 đồng, trường báo giá 165.000 đồng.

Bảng kê 59 danh mục đồ dùng, đồ chơi, các loại học liệu và 19 mục thu chi đồ dùng phục vụ công tác vệ sinh tại các lớp, thay cha mẹ chăm sóc trẻ bán trú được Hiệu trưởng nhà trường giải thích là phụ huynh đề nghị thu.
Bảng kê 59 danh mục đồ dùng, đồ chơi, các loại học liệu và 19 mục thu chi đồ dùng phục vụ công tác vệ sinh tại các lớp, thay cha mẹ chăm sóc trẻ bán trú được Hiệu trưởng nhà trường giải thích là "phụ huynh đề nghị thu".

Theo tính toán của các phụ huynh, tinh tất cả các khoản thu đầu năm, mỗi trẻ phải đóng trên dưới 3 triệu đồng (đã bao gồm tiền ăn tháng đầu tiên, 15.000 đồng/ngày). Đối với phụ huynh vùng thuần nông như Hưng Thắng thì số tiền này không hề nhỏ.

Phòng chưa phê duyệt, trường đã thu

Để làm rõ hơn những phản ánh của phụ huynh, chúng tôi đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường Mầm non Hưng Thắng. Cô Lê Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hưng Thắng cho rằng, để trả nợ đề án xây mới 3 phòng học cho UBND xã (30 triệu) và tiền mua sắm, thay thế một số đồ dùng thiết yếu phục vụ dạy học năm học 2016-2017, theo tính toán nhà trường cần 174 triệu đồng.

Trường Mầm non Hưng Thắng bị phụ huynh tố có nhiều khoản thu vô lý, kéo dài từ nhiều năm nay.
Trường Mầm non Hưng Thắng bị phụ huynh tố có nhiều khoản thu vô lý, kéo dài từ nhiều năm nay.

Trường có 249 học sinh, 1 học sinh bị khuyết tật miễn vận động xã hội hóa, nên tính toán thì mỗi cháu phải đóng 700 nghìn đồng mới đủ số tiền cần chi.

“Đây là số tiền dự kiến thu, còn xã hội hóa chúng tôi thỏa thuận với phụ huynh. Phụ huynh đóng bao nhiêu thì đóng chứ trường không ép buộc, không cào bằng”, cô Hà cho biết. Mặc dù trong Kế hoạch tổ chức thực hiện các khoản thu chi phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2016-2017 được lãnh đạo địa phương phê duyệt ghi rõ “Vận động xã hội hóa giáo dục từ 700.000 đồng/em/năm trở lên”, nhưng hiệu trưởng nhà trường vẫn khẳng định không cào bằng, không ép buộc phụ huynh!.

Và mặc dù, số tiền xã hội hóa đã được thông báo tới phụ huynh trong cuộc họp ngày 15/10 nhưng đến thời điểm ngày 26/10, cô Lê Thị Thu Hà thừa nhận Kế hoạch thực hiện các khoản đóng góp đầu năm của trường vẫn chưa được Phòng GD-ĐT huyện Hưng Nguyên phê duyệt.

Năm học 2015-2016, trung bình mức đóng xã hội hóa của phụ huynh là 700 nghìn đồng nhưng nhiều đồ dùng cho trẻ vẫn tạm bợ như thế này.
Năm học 2015-2016, trung bình mức đóng xã hội hóa của phụ huynh là 700 nghìn đồng nhưng nhiều đồ dùng cho trẻ vẫn tạm bợ như thế này.

Đối với tiền mua đồ dùng, đồ chơi, các loại học liệu phục vụ cho trẻ, cô Hà cho rằng đây là do phụ huynh nhờ giáo viên mua trên cơ sở giáo viên thống kê các danh mục còn thiếu hoặc cần phải thay thế. Việc áp dụng Thông tư 02 là do nhầm lẫn của Hiệu phó.

“Mãi đến ngày 21/9, chúng tôi mới nhận được văn bản chỉ đạo của Sở và Phòng về việc cấm tuyệt đối mua hộ phụ huynh học sinh các đồ dùng, đồ chơi, các loại học liệu này. Chúng tôi sẽ họp phụ huynh để trả lại số tiền này. Đây là tiền phụ huynh nhờ giáo viên mua, trường không liên quan đến khoản thu này”, cô Hà cho hay.

Tương tự, khoản thu đồ dùng phục vụ công tác vệ sinh tại các lớp và thay cha mẹ chăm sóc trẻ ở bán trú cũng được cô Hiệu trưởng trả lời là thu theo đề nghị của phụ huynh học sinh. Tuy vậy, khi chúng tôi đề nghị cung cấp các văn bản đề nghị hoặc đã có sự thống nhất của phụ huynh về khoản thu này thì không được cung cấp.

Cô Lê Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hưng Thắng trao đổi với PV.
Cô Lê Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hưng Thắng trao đổi với PV.

Khoản thu mua máy lọc nước là dự kiến, nhà trường chưa tổ chức thu. Giá cả các thiết bị như máy lọc nước, tủ ga nấu cơm, ghế ngồi của học sinh nhà trường thông báo tới phụ huynh dựa trên bảng báo giá của nhà cung cấp.

Cô Lê Thị Thu Hà phủ nhận phản ánh của phụ huynh về việc Hiệu trưởng tuyên bố phụ huynh nộp xã hội hóa 500 nghìn đồng thì trẻ nằm chiếu, không được nằm phản. “Mặc dù đã có quy định chưa có kinh phí thì chưa tổ chức mua sắm thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy học nhưng nhà trường cũng đã “ứng” mua bổ sung 20 chiếc phản (mỗi phản 2 cháu nằm). Không có cháu nào phải nằm chiếu cả”, cô Hà cho hay.

Ông Châu Bá Hoài - phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra Phòng GD-ĐT huyện Hưng Nguyên cho biết, liên quan đến nội dung phản ánh của phụ huynh Trường Mầm non Hưng Thắng, Phòng sẽ về thanh tra thực tế. "Tùy theo mức độ vi phạm, chúng tôi sẽ tham mưu hình thức xử lý", ông Hoài cho hay.

Hoàng Lam

Tag :lạm thu, xã hội hóa, cào bằng, Trường Mầm non Hưng Thắng, danh mục đồ dùng, thu hộ, vận động, bật khóc, phụ huynh, Nghệ An

Loại bỏ vấn nạn bạo lực học đường: Bắt đầu từ giáo dục nhà trường

GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam cho biết, trong các vụ bạo lực học đường hiện nay, con người không còn nhân tính. Nhiều vụ xảy ra rất thương tâm, đau lòng. Rõ ràng nhận thấy rằng bạo lực học đường là các hành vi phi đạo đức giữa người với người, trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội cần phải được lên án và có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt nó.

Gần đây, có nhiều vụ rất “kinh khủng” diễn ra trong cả giới nữ, vốn được mệnh danh là phái “liễu yếu đào tơ” nhưng các hành vi kiểu côn đồ diễn ra đã làm nhiều người sửng sốt, lo ngại.

Điển hình như tại Thanh Hóa, xuất hiện Clip hai nữ sinh đánh một bạn nữ đến ngất xỉu lan truyền trên mạng xã hội face book được xác định là học sinh của Trường THPT Cẩm Thủy 3 (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa)… khiến ai nhìn cũng xót xa, đau lòng.

Còn tại Quảng trị hai nữ sinh được xác định là đang học lớp 9 tại huyện Hải Lăng đã có những cử chỉ khá thô bạo là đấm, đá liên tục vào nữ sinh khác, giật tóc bạn kéo lê trên nền bê tông khiến cộng đồng bức xúc.

Tại Tiền Giang, cộng đồng mạng choáng váng với clip nam sinh đánh bạn bằng búa gây xôn xao dư luận. Tại Huế, 2 nữ sinh lao vào đánh tới tấp bạn ở giữa đường khiến nhiều người rung mình.

Nguyên nhân của hành vi bạo lực

Nguyên nhân của các hành vi bạo lực này gì? Phân tích các vụ bạo lực học đường xảy ra trong những năm qua GS Phú cho rằng, trước hết, nguyên nhân xảy ra các hành vi bạo lực phải khẳng định là do từ chính các học sinh - chủ thể của các hành vi bạo lực đã chưa được giáo dục đầy đủ, kém phát triển về phẩm chất đạo đức, nhân cách. Trong những tình huống nảy sinh, những học sinh này đã không đủ sức phân biệt được điều hay, lẽ phải và đó là nguyên cớ dẫn đến những hành vi lệch lạc.

Nguyên nhân từ phía gia đình các em học sinh này với nhiều lý do khác nhau. Gia đình đã thiếu quan tâm đến con cái, thả lỏng, buông trôi việc giáo dục đạo đức con cái mình, phó mặc cho nhà trường.

Cũng có gia đình, khi biết con mắc các khuyết điểm về đạo đức, nhân cách đã chỉ biết xử phạt mà không biết chỉ bảo một cách tâm tình để con nhận ra điều hay, lẽ phải và tự sửa. Có gia đình, bố mẹ lục đục, cãi cọ nhau, anh chị em mâu thuẫn đánh chửi nhau, con cái vì thế ít nhiều đã bị ảnh hưởng, mang cái không khí “bạo lực” của chính gia đình mình vào lớp học.

Nguyên nhân từ tập thể lớp học, nhà trường đã chưa đủ sức trở thành tấm gương, nguồn sức mạnh giáo dục răn đe con trẻ. Tập thể lớp học không mạnh, chưa đủ sức định hướng các giá trị đạo đức tốt đẹp cho các em. Bầu không khí tâm lý lớp học thiếu lành mạnh. Cái sai không được phân tích phê phán. Những điều tốt đẹp không được biểu dương.

Các vụ việc xảy ra lại bị xử lý thiếu khách quan, công bằng. Liên quan đến điều này phải kể đến đội ngũ thày, cô giáo đã thiếu minh bạch, công tâm, đôi lúc chưa thực sự gương mẫu trước các em. Trong giáo dục chưa coi trọng tình người, còn nể nang, trù úm học sinh có những biểu hiện đạo đức yếu kém.

Hành vi bạo lực của một số em nào đó có chịu tác động xúi bẩy của một số người hoặc nhóm bạn xấu trong lớp mà nhà trường, thầy cô giáo chưa biết cách ngăn chặn kịp thời.

Một nguyên nhân nữa phải kể đến là tác động của văn hóa đạo đức thiếu lành mạnh từ các Game bạo lực đang lan tràn hiện nay đã là một trong những nguyên nhân gợi ý các em có những hành vi thiếu chuẩn mực.

Về phía xã hội, GS Phú cho rằng, phải nhìn nhận thẳng thắn là trong nhiều năm qua, chúng ta đã buông lỏng giáo dục đạo đức cho người dân nói chung, cho con trẻ nói riêng. Phim ảnh bạo lực được trình, chiếu tràn lan. Đồ chơi bạo lực được bầy bán công khai ở nhiều nơi. Kỷ cương xã hội thì lỏng lẻo, cái tốt không được ủng hộ khuyếch trương kịp thời. Nhiều người sống chân chính thì bị thua thiệt, bị hãm hại. Mặt đạo đức sai trái đã tiêm nhiễm vào đứa trẻ, vô tình khuyến khích các hành vi bạo lực của chúng.

Các em đã bị khủng hoảng về tinh thần

Từ những sự việc xảy ra, theo GS Phú, đa số các em chủ động gây bạo lực đã bị khủng hoảng về tinh thần, tâm lý ngay trong chính gia đình của mình mà nguyên nhân là từ những bế tắc trong các vụ việc xảy ra trong gia đình, nhưng chính các gia đình đã không giải quyết nổi. Bố mẹ và các thành viên trong gia đình đã không định hướng được cho các em các hành vi đạo đức đúng mực cần có.

Các em đã mang theo các bức xúc này vào trong trường, trong lớp của mình và đã dẫn đến các vi phạm. Một điều nữa, cũng chính các em này đã bị khủng hoảng về tinh thần, tâm lý ngay trong chính nhà trường, trong lớp học mà mình đang học.

Các em đã bị mất niềm tin về đạo đức con người. Mất niềm tin về sự công bằng, bình đẳng đạo lý ngay trong trường, trong lớp.

Các em tự cho mình đã có những hành xử đúng nhưng các thày, cô, các bạn đã không công bằng, đã cho rằng mình đã bị xử ép, bị trù dập, bởi thế mình phải biết tự bảo vệ mình, dồn “cơn tức giận” vừa xảy ra vào đối tượng đã có “vướng mắc” với mình để thỏa cơn tức giận.

Nữ sinh bị bạn dùng chân đá vào mặt

Nữ sinh bị bạn dùng chân đá vào mặt

Liên quan đến vai trò và trách nhiệm của nhà trường

Giải pháp nào có thể khắc phục, đi đến chấm dứt được vấn nạn bạo lực học đường hiện nay? GS Phú đề xuất, giải pháp quan trọng hàng đầu liên quan đến vai trò và trách nhiệm của nhà trường.

Nhà trường phải tăng cường chăm lo giáo dục đạo đức cho các em thông qua các nội dung học tập và sinh hoạt hàng ngày, hướng suy nghĩ và hành động của các em vào các hành vi mẫu mực lành mạnh, tốt đẹp, có đạo đức, có văn hóa.

Thầy, cô và nhà trường phải biết lồng vào các nội dung học tập ngay trên lớp một cách tự nhiên nhằm trang bị cho các em những hành vi đạo đức cần có, giúp các em có các kỹ năng kiểm soát hành vi, đặc biệt là kỹ năng kiểm soát giận dữ (nếu có) và giải quyết xung đột nếu gặp phải.

Nhà trường phải dạy các em sống có kỷ luật, biết kịp thời lên án mạnh mẽ các hành vi vô kỷ luật, phi đạo đức cả bằng lời nói và hành động cụ thể chứ không phải chỉ biết đứng ngoài chứng kiến các hành vi vô đạo đức tự do diễn ra mà mình thì vô can, đứng ngoài cuộc.

GS Phú cho rằng, nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất cho tổ tư vấn tâm lý học đường phát huy hiệu quả hoạt động của tổ này trong việc định hướng, khuyến khích, khen thưởng các hành vi đạo đức mẫu mực.

Giáo viên chủ nhiệm lớp cần đặc biệt nắm chắc tâm tư nguyện vọng của học sinh, những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ nội bộ học sinh và chủ động lường trước các phương án khác nhau giải quyết các mâu thuẫn này.

Nhà trường phải kịp thời và có biện pháp xử phạt nghiêm với tội học sinh đánh nhau, bất kể ở đâu, không chỉ bó hẹp các vụ việc diễn ra trong khuôn viên trường. Nhà trường phải có đủ chế tài kỷ luật nghiêm để răn đe, giáo dục học sinh và làm gương cho những học sinh khác.

Bố mẹ cần phải trở thành bạn của con

Nguyên nhân từ phía gia đình các em học sinh đánh nhau này với nhiều lý do khác nhau. Gia đình đã thiếu quan tâm đến con cái, thả lỏng, buông trôi việc giáo dục đạo đức con cái mình, phó mặc cho nhà trường. Cũng có gia đình, khi biết con mắc các khuyết điểm về đạo đức, nhân cách đã chỉ biết xử phạt mà không biết chỉ bảo một cách tâm tình để con nhận ra điều hay, lẽ phải và tự sửa. Có gia đình, bố mẹ lục đục, cãi cọ nhau, anh chị em mâu thuẫn đánh chửi nhau, con cái vì thế ít nhiều đã bị ảnh hưởng, mang cái không khí “bạo lực” của chính gia đình mình vào lớp học.

GS Phú cho rằng, gia đình, đặc biệt là các bậc bố, mẹ phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục con trẻ. Bố mẹ phải hiểu con, hiểu được bạn bè của con, nói chuyện được với con.

Theo GS Phú, bố mẹ phải làm sao trở thành bạn của con để con thoải mái bộc bạch các tâm tư nguyện vọng của mình, qua đó bố mẹ tìm cách lựa lời đưa đến cho con các suy nghĩ và hành động đúng.

Về mặt tâm lý học, một khi bố (hoặc mẹ) không nói chuyện được với con cái mình, thì cũng đồng nghĩa với sự thất bại của giáo dục gia đình với con trẻ.

Cần xây dựng tốt và tổ chức hoạt động có hiệu quả cơ chế phối hợp giáo dục giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Những người tham gia trong guồng quay này phải thực sự là những người có tâm huyết, đầy trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ.

Có thể thành lập Ban duy trì nếp sống đạo đức văn minh

GS Phú cho rằng, bạo lực học đường là một vấn nạn. Nhà trường chúng ta có trong tay cả một tổ chức gồm đội ngũ các thày, cô có trách nhiệm, đầy quyền uy và năng lực, chẳng nhẽ lại không đủ sức ngăn cản, loại bỏ hiện tượng phi đạo đức này?

Câu hỏi trên sẽ có lời giải nếu từng trường, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện riêng của mình biết suy nghĩ, sáng tạo ra các hình thức hoạt động phong phú nhằm kiểm soát được hiện tượng này và đi đến chấm dứt nó.

Chẳng hạn, có thể thành lập Ban duy trì nếp sống đạo đức văn minh trong trường do một thầy hiệu phó làm trưởng ban, dưới có các đội, tổ…Có thể chọn một số thành viên tích cực, có đạo đức làm nòng cốt.

Cũng có thể chọn làm thành viên một vài em vốn trước đây ngổ ngáo, hay đầu têu các vụ đánh nhau trong trường, nay đã có tiến bộ, tham gia Ban này để giữ gìn trật tự chung.

Kinh nghiệm giáo dục của Antôn Xêminôvich Macarencô (1888-1939), được trình bày trong tác phẩm nổi tiếng của ông mang tên Bài ca sư phạm chắc chắn sẽ giúp chúng ta sáng tạo ra nhiều giải pháp hữu ích khác.

Nhật Hồng ghi

Tag :bạo lực học đường, Giáo dục Việt Nam, đạo đức xã hội, mạng xã hội, cộng đồng mạng, hành vi bạo lực, Giáo dục đạo đức, hành vi lệch lạc

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Xem xét việc thu học phí và bàn về triển khai mô hình giáo dục VNEN thích hợp

Tham gia hội nghị có lãnh đạo Sở GD-ĐT các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Chủ trì hội nghị, ông Hoàng Đức Thắm - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị yêu cầu đại diện các địa phương nghiên cứu, thảo luận cụ thể các vấn đề đang được dư luận quan tâm như: mô hình giáo dục mới (VNEN), việc dạy thêm, học thêm, việc dạy học ngoại ngữ, việc triển khai các quyết định về thu học phí, quản lý các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, quy hoạch mạng lưới giáo dục...

Ông Hoàng Đức Thắm - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị chủ trì hội nghị.
Ông Hoàng Đức Thắm - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị chủ trì hội nghị.

Năm học 2016-2017, ngành GD&ĐT 6 tỉnh Bắc Trung Bộ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các tỉnh và sự ủng hộ của nhân dân.

Quy mô mạng lưới lớp học đã được quy hoạch từng bước sắp xếp hợp lý, do đó chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên. Ngành GD&ĐT 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã và đang thực hiện tích cực, có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản thì ngành GD&ĐT 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn và thách thức. Chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học các vùng miền chưa đồng đều. Cơ sở vật chất các cấp học bậc học và trang thiết bị còn thiếu.

Là vùng khó khăn nên công tác xã hội hóa giáo dục đã và đang bị cản trở bởi điều kiện kinh tế, thảm họa môi trường, thiên tai bão lũ, hạn hán… gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, điều kiện học tập của học sinh.

Trình bày tại Hội nghị, đại diện ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa chia sẻ một số hoạt động mà địa phương đã đạt được như tích cực rà soát, quy hoạch mạng lưới giáo dục, quy mô trường lớp, kế hoạch phát triển giáo dục các trường, công tác triển khai đổi mới giáo dục… Qua đó, đơn vị này đề xuất cần đổi mới giáo dục miền núi, tập trung giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên, chấn chỉnh các khoản thu đầu năm.

Đại diện các địa phương trình bày quan điểm và các hoạt động của địa phương.
Đại diện các địa phương trình bày quan điểm và các hoạt động của địa phương.

Ông Lưu Đức Thuyên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cũng đề nghị Bộ GD-ĐT đẩy nhanh thực hiện đề án giáo dục mầm non. Đại diện ngành giáo dục Nghệ An cũng nêu lên một số vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay như mô hình giáo dục mới (VNEN) và việc thu học phí đối với học sinh.

Đặc biệt, lãnh đạo nghành giáo dục các địa phương đều nhấn mạnh việc miễn học phí đối với học sinh các vùng chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường biển. Đây là việc làm cần thiết nhằm giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh, tạo điều kiện để các em có điều kiện đến trường và an tâm hơn trong học tập.

Đối với vấn đề tăng học phí, lãnh đạo nghành giáo dục một số tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cũng cho rằng, việc tăng học phí cần được xem xét cụ thể, dựa vào điều kiện kinh tế các địa phương, có sự phân vùng để có mức thu phù hợp.

Về mô hình giáo dục mới đang được các bậc phụ huynh quan tâm hiện nay, ông Đinh Qúy Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình kiến nghị Bộ GD-ĐT cần xem xét cụ thể, đánh giá việc thực hiện, nắm bắt thông tin từ các nơi đã triển khai để có văn bản chỉ đạo cụ thể hơn. Cần thiết tổ chức việc sơ kết để có chỉ đạo chung cho toàn ngành.

Các địa phương nhấn mạnh việc miễn học phí với học sinh vùng biển là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Các địa phương nhấn mạnh việc miễn học phí với học sinh vùng biển là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, ông Nhân cũng đề nghị Bộ Giáo dục xem xét và có quy định cụ thể về việc dạy thêm, học thêm.

Ông Hoàng Đức Thắm, chủ trì hội nghị đồng quan điểm với đại diện ngành giáo dục các địa phương về việc tạo điều kiện cho học sinh vùng biển chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường. Ông Thắm chia sẻ, thời gian qua ngành giáo dục Quảng Trị cũng đã có những sự chia sẻ thiết thực trong việc vận động, quyên góp ủng hộ học sinh các nơi bị ảnh hưởng của sự cố môi trường biển và thiên tai.

Trong năm học 2016 -2017, Sở GD&ĐT các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có sự chủ động nhằm thực hiện các nội dung đổi mới giáo dục với những nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp đáp ứng mục tiêu phân luồng học sinh, nhất là phân luồng sau THCS. Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo duc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Tại hội nghị này, Sở GD&ĐT các tỉnh thuộc cụm thi đua 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã ký cam kết thi đua với những nội dung bám sát chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học 2016-2017, bám sát tình hình thực tế của các địa phương.

Lãnh đạo các Sở giáo dục ký cam kết thi đua.
Lãnh đạo các Sở giáo dục ký cam kết thi đua.

Năm học 2016-2017, cụm thi đua số 6 sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quán triệt chủ trương chính sách Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản toàn diện. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, cũng cố nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm non.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, tăng cường cơ sở vật chất thư viện, thiết bị dạy học… Đổi mới công tác thi đua khen thưởng đa dạng hóa về hình thức, nội dung thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực hiệu quả.

Đăng Đức

Tag :xã hội hóa giáo dục, thi đua khen thưởng, đề án giáo dục, ngành giáo dục, môi trường biển, tăng học phí, việc dạy thêm, thu học phí, trung tâm giáo dục, giáo dục thường xuyên, tỉnh quảng trị

Kỷ luật mức cảnh cáo thầy chủ nhiệm đánh 6 học sinh bầm đùi, mông

Theo đó, thầy giáo Lâm Minh Hào chịu mức kỷ luật “cảnh cáo” vì đã có hành vi đánh 6 em học sinh Ngô Đình M., Võ Văn Đ., Võ Văn L., Lê Đình T., Lê Đức T. và Võ Quốc D.T. Đây là 6 học sinh lớp 7/1 do thầy Hào làm chủ nhiệm). Đồng thời, thầy Hào không được xếp làm chủ nhiệm lớp 7/1, tuy nhiên công tác giảng dạy của thầy vẫn được tiến hành bình thường do vi phạm lần đầu.

Bà Hương cho biết thêm, bên cạnh đó, thầy Cao Trường Sơn, Hiệu trưởng trường Tiểu học - THCS Bến Ván cũng sẽ bị xếp loại "không hoàn thành nhiệm vụ" vào cuối năm học 2016-2017 vì không điều hành tốt công việc.

“Chúng tôi sẽ cân nhắc, nếu hiệu trưởng Sơn vi phạm và mắc những lỗi đáng tiếc về quản lý thời gian tiếp theo thì sẽ bị xem xét vị trí hiện tại. Để xảy ra lỗi như trên có phần không nhỏ của hiệu trưởng khi triển khai không thấu đáo đến cán bộ, giáo viên việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - bà Hương khẳng định.

Trường Tiểu học - THCS Bến Ván, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc
Trường Tiểu học - THCS Bến Ván, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc

Hiện thầy Hào đã đến nhà 6 học sinh bị đánh, xin lỗi cha mẹ các cháu và đã được mọi người bỏ qua. Phụ huynh 6 em trên cũng đã viết đơn gửi trường, phòng xin bỏ qua cho lỗi thầy Hào. 6 học sinh cũng đã đi học lại bình thường.

Về phía phòng GD-ĐT huyện Phú Lộc, trong tuần này sẽ làm công văn gửi tất cả các trường trên địa bàn rút kinh nghiệm. Việc giáo viên vi phạm những việc về lời nói, hành động không đúng mực với học sinh sẽ được nghiêm cấm triệt để một lần nữa để răn đe.

Vào kỳ họp sơ kết giữa kỳ, bà Hương dự tính sẽ nhắc lại câu chuyện trên để rắc lại công tác quản lý ở các trường, tránh trường hợp tương tự đáng tiếc xảy ra. Đồng thời một bộ tiêu chí thi đua đối với các hiệu trưởng sẽ được đưa ra để nâng cao chất lượng quản lý trong trường học.

Các học sinh cấp 2 trường Tiểu học - THCS Bến Ván bị thầy giáo chủ nhiệm đánh bầm đùi, mông
Các học sinh cấp 2 trường Tiểu học - THCS Bến Ván bị thầy giáo chủ nhiệm đánh bầm đùi, mông

Như Dân trí đưa tin, ngày 22/10 do trùng tiết không có ai dạy lớp 7/1 nên trong lớp này xảy ra tình trạng lộn xộn. Các học sinh đùa giỡn, một số học sinh nam và nữ giành ghế ngồi nên ghế bị gãy. Thầy Hào đang dạy gần đó qua kiểm tra, đã gọi 6 học sinh trên lên bảng và dùng thước gỗ đánh vào phần mông, đùi các em gây bầm tím.

Khi về nhà phụ huynh phát hiện ra con mình bị thương nên đã có ý kiến lên trường. TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã đích thân về tại trường sáng 24/10 kiểm tra sự việc. Nguyên nhân được xác định là do thầy Hào đánh các học sinh và nhà trường không phát hiện sớm để trấn an phụ huynh. Qua sự việc, ông Cao Trường Sơn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết trường sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc.

TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế (ngoài cùng bên trái) cùng đoàn làm việc của Sở về kiểm tra vụ việc ở trường Bến Ván.
TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế (ngoài cùng bên trái) cùng đoàn làm việc của Sở về kiểm tra vụ việc ở trường Bến Ván.

Đại Dương

Tag :6 học sinh, bầm đùi, trường Tiểu học - THCS Bến Ván, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, kỷ luật cảnh cáo, Cái Thị Cẩm Hương, phòng GD-ĐT huyện Phú Lộc, trường học thân thiện, đánh học sinh, không hoàn thành nhiệm vụ, học sinh cấp 2

Cung cấp đường dây nóng tiếp nhận phản ánh lạm thu

Ngày 24/10, bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa ký Công văn số 2145/SGDĐT-TTr về việc cung cấp số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin của công dân phản ánh về dạy thêm, học thêm và các khoản thu sai quy định.

Theo đó, năm học 2016 - 2017, toàn ngành giáo dục Thanh Hóa tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai tích cực nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa và hướng dẫn của ngành giáo dục; tập trung từng bước khắc phục những khó khăn, bất cập, những hạn chế, tồn tại trong giáo dục.

Tuy nhiên, qua đánh giá của ngành giáo dục Thanh Hóa, bước vào năm học 2016 - 2017, vẫn còn có đơn thư của công dân và báo chí phản ánh về dạy thêm, học thêm và thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách sai quy định tại các đơn vị, trường học. Trong đó nổi lên ở mộ số địa phương trên địa bàn toàn tỉnh như: Thành phố Thanh Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, thị xã Bỉm Sơn… gây bức xúc trong nhân dân và dư luận xã hội.

Từ thực trạng đó, để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những bức xúc xảy ra trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Sở GD-ĐT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức quán triệt đến các đơn vị, trường học Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 14/9/2012 về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu và Quyết định số 2381/2012/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm.

Các bậc phụ huynh, người học sẽ có thêm kênh phản ánh thông tin
Các bậc phụ huynh, người học sẽ có thêm kênh phản ánh thông tin

Cùng với đó là Công văn số 1868/SGDĐT-TTr ngày 15/9 của Sở GD-ĐT về chấn chỉnh dạy thêm, học thêm và thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách năm học 2016 - 2017; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm và thực hiện các khoản thu ngoài ngân sách của các đơn vị, trường học trên địa bàn và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật.

Để nắm bắt và kịp thời và xử lý những phản ánh về vấn đề nêu trên, Sở GD-ĐT đề nghị các huyện, thị xã, thành phố cung cấp số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin của người học, phụ huynh và nhân dân phản ánh, gửi về Sở GD-ĐT trước ngày 30/10.

Duy Tuyên

Tag :lạm thu, đường dây nóng, tình trạng lạm thu, dạy thêm học thêm, thanh hóa, phạm thị hằng, giám đốc sở giáo dục, giáo dục Thanh Hóa

Xúc động những “chuyến xe yêu thương”

Trong những ngày qua, Hà Tĩnh đang gánh chịu thiệt hại nặng nề từ cơn lũ lịch sử. Những trận mưa liên tiếp cùng với việc đập thủy điện Hố Hô xả nước quá nhanh khiến Hà Tĩnh ngập hoàn toàn trong biển nước, thiệt hại nặng nề nhất là “Rốn lũ” huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

Với lời kêu gọi “1 học sinh - 1 bữa ăn sáng, 1 nhân viên 1 - 1 ngày lương”, trong vòng 2 ngày 18, 19/10 toàn Hệ thống iSchool đã quyên góp gần được 200 triệu đồng. Với mong muốn góp 1 phần nhỏ hồi sinh lại mảnh đất địa linh nhân kiệt này, các em học sinh, các thầy cô, cán bộ nhân viên và các bậc phụ huynh từ trụ sở TP. Hồ Chí Minh cho đến 10 tỉnh thành các trường iSchool trên cả nước đều hào hứng, sôi nổi chung tay với “Chuyến xe yêu thương” của iSchool.

Các bạn học sinh trên toàn Hệ thống iSchool hào hứng với hoạt động ý nghĩa
Các bạn học sinh trên toàn Hệ thống iSchool hào hứng với hoạt động ý nghĩa

Tham gia quyên góp, em Nguyễn Thành Phát học sinh lớp 12A2, trường iSchool Long Xuyên chia sẻ: "Chúng em rất vui vì được góp một phần nhỏ thay cho tình cảm của chúng em gửi đến quê hương Hà Tĩnh, đây là một hoạt vô cùng ý nghĩa mà chúng em được tham gia"

Ngày 21/10/2016, đến với vùng rốn lũ xã Phương Mỹ, Phương Điền, huyện Hương Khê, “Chuyến xe yêu thương” nhận được tin rất vui là toàn bộ nước lũ trên toàn tỉnh đã rút hết vào lúc 20h00 ngày 20/10, đồng bào người dân nơi đây đã không quản cực nhọc, bắt tay ngay vào việc sửa sang nhà cửa, các thầy cô giáo và lực lượng bộ đội tại địa phương cũng chung tay dọn dẹp lại trường học với mong muốn sớm đưa các em học sinh quay lại học tập.

Hòa chung tinh thần của hơn 120 đoàn từ thiện đã đến Hà Tĩnh, “Chuyến xe yêu thương” của Hệ thống iSchool đã đến thăm hỏi các hộ gia đình chịu thiệt hại nặng nề của cơn lũ, trao 400 phần quà gồm sữa và tiền mặt cho 400 gia đình tại 2 xã Phương Mỹ và Phương Điền của huyện Hương Khê, đóng góp ủng hộ 3 trường học, giúp trường học nhanh chóng sửa chữa, tạo điều kiện cho các em học sinh sớm trở lại lớp học.

Cơn lũ qua đi để lại không khí tang tóc cho nhiều gia đình bất hạnh
Cơn lũ qua đi để lại không khí tang tóc cho nhiều gia đình bất hạnh

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Giám đốc Điều hành Hệ thống iSchool trực tiếp đến trao quà cho các gia đình tại đây, ông cho biết: “Tất cả những lời yêu thương, triết lý cao đẹp, khát vọng sống mãnh liệt và mong muốn đóng góp vĩ đại cho xã hội cũng không bằng một nghĩa cử cụ thể, ngay lúc này đây. Chuyến xe yêu thương không chỉ mang tinh thần nhân văn mà còn là bài học quý báu về những giá trị đạo đức cho toàn thể học sinh của Hệ thống trường liên cấp Hội nhập quốc tế iSchool.”

Nhưng nụ cười chất chứa hy vọng vẫn luôn nở trên môi
Nhưng nụ cười chất chứa hy vọng vẫn luôn nở trên môi

“Bạn không thể kiểm soát được tất cả mọi điều xảy đến với mình, nhưng bạn có thể kiểm soát được cách bạn phản ứng trong mọi hoàn cảnh.” Hệ thống iSchool mong rằng, với sự chia sẻ và đóng góp của iSchool nói riêng và người dân cả nước Việt Nam nói chung, đồng bào miền Trung ruột thịt sẽ được tiếp thêm hy vọng, ý chí để cùng nhau xây dựng lại cuộc sống và nụ cười sẽ sớm trở lại nơi miền quê xinh đẹp này.

Sau 3 ngày huy động, chương trình Chuyến xe yêu thương của Hệ thống trường liên cấp hội nhập quốc tế iSchool đã quyên góp được: 198.820.000 đồng

 100 suất quà trị giá: 400.000/ suất cho 100 hộ gia đình xã Phương Điền: 40.000.000đ

 301 suất quà trị giá: 400.000/ suất cho 301 hộ gia đình xã Phương Mỹ: 120.400.000đ

 Trao tặng 02 trường Mầm non và Tiểu học Phương Mỹ: 15.000.000đ

 Trao tặng 01 trường Mầm non Hương Trạch: 16.500.000đ

 Thăm hỏi và trao tặng 3.000.000đ cho thân nhân chị Hồ Thị Loan (tổ dân phố 1, phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh) tử vong trong đợt mưa lũ.

 Chi phí xe vận chuyển quà tặng là 3.920.000đ

Thay mặt BTC chương trình “CHUYẾN XE YÊU THƯƠNG” – Gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến các quý Lãnh đạo, Thầy Cô giáo, CBNV tập đoàn Nguyễn Hoàng, Quý Phụ huynh, các em học sinh cùng quý mạnh thường quân đã tham gia đóng góp, tài trợ, ủng hộ và nhiệt tình hỗ trợ chúng tôi thực hiện thành công chương trình lần này.

Tag :iSchool, Hệ thống iSchool, Chuyến xe yêu thương

Chuyên gia mách nước 10 kinh nghiệm ôn luyện bài trắc nghiệm môn Toán đạt điểm cao

Với bề dày kinh nghiệm từ 35 năm dạy học và luyện thi, thầy Lê Đình Định - Đại học Quốc gia Hà Nội, Cố vấn Hệ thống Giáo dục HOCMAI – đã đưa ra 10 ý kiến trao đổi cùng các em học sinh với mục đích giúp các em ôn, luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán một cách hiệu quả nhất.

Thứ nhất: Sự khác biệt giữa bài toán tự luận và bài toán trắc nghiệm khách quan

a) Bài toán tự luận là yêu cầu học sinh phải tự trình bày lời giải một cách tuần tự với đầy đủ các bước để giải quyết vấn đề hoặc tìm ra ẩn số mà bài toán yêu cầu.

b) Bài toán trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng, tuy nhiên trong bài thi THPT quốc gia sẽ chỉ xuất hiện câu hỏi dạng lựa chọn 1 trong 4 phương án. Tức là cho trước bốn phương án lựa chọn, đáp số bài toán là 1 trong 4 phương án A, B, C hoặc D. Trong đó, có một phương án đúng, ba phương án còn lại là các phương án nhiễu, yêu cầu học sinh chọn ra phương án đúng mà không cần trình bày các bước giải. Xin lưu ý cùng các em là có hai loại phương án nhiễu, đó là:

- Loại I (Nhiễu xa): Tức là phương án này tách với phương án đúng, học sinh dễ dàng tìm được đáp án ngay, ví dụ: đồ thị hàm bậc ba có 4 điểm cực trị.

- Loại II (Nhiễu gần): tức là phương án này gần giống phương án đúng, có khả năng gây “rối” cao cho học sinh. Để loại được phương án này học sinh cần phải có kiến thức cơ bản tốt và suy luận tốt.

Thứ hai: Những khó khăn giữa hai hình thức thi

a) Đối với hình thức tự luận: Học sinh thường vấp phải khó khăn đầu tiên là tìm ra hướng giải, sau đó là cách trình bày ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc… hoặc lời giải hay. Tuy nhiên, thời gian không bị gò bó như làm các câu trắc nghiệm khách quan. Đặc biệt, nếu không trình bày được lời giải đúng thì học sinh sẽ có thể không nhận được điểm tối đa cho bài này hoặc đúng đến đâu, sẽ nhận được điểm đến đó.

b) Đối với hình thức trắc nghiệm khách quan: Khó khăn lớn nhất là học sinh bị áp lực thời gian bởi học sinh phải vận dụng cả kiến thức và kĩ năng để tìm ra đáp án đúng trong khoảng thời gian tương đối ngắn.

Trong quá trình xem xét, phân tích đề thi minh họa, thầy Lê Đình Định nhận thấy việc phân bổ thời gian cho các câu hỏi theo mức độ Khó – dễ như sau:

✓ Câu hỏi dễ: thời gian làm bài là 1 phút

✓ Câu hỏi trung bình: thời gian làm bài là 2 phút

✓ Câu hỏi khó – cực khó: thời gian làm bài là 3,5 phút.

Nếu không chọn được chính xác phương án đúng ở một câu hỏi bất kì, học sinh có thể chọn ngẫu nhiên một phương án mà vẫn có thể có cơ hội được điểm ở câu hỏi đó.

Thứ ba: Phạm vi kiến thức thi trắc nghiệm trong bài thi THPT quốc gia

Kỳ thi THPT QG năm học 2016 – 2017, kiến thức được gói gọn trong chương trình lớp 12.

Thứ tư: Lĩnh vực kiến thức

Kiến thức trong kì thi THPT quốc gia bao gồm hai lĩnh vực: Giải tích và Hình học

a) Lĩnh vực giải tích bao gồm các phần kiến thức như sau:

- Hàm số và ứng dụng

- Mũ và Logarit

- Nguyên hàm – tích phân

- Số phức

b) Lĩnh vực hình học bao gồm các phần kiến thức như sau:

- Khối đa diện

- Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón

- Phương pháp tọa độ không gian

Thứ năm: Cấp độ nhận thức

Bảng thống kê câu hỏi theo cấp độ nhận thức (Dựa trên Đề minh họa 5-10-2016)

STT

Chuyên đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng số câu theo chuyên đề

1

Hàm số

3

4

3

1

11

1,2,4

3,5,6,7

9,10,11

8

2

Mũ và Logarit

1

6

2

1

10

13

12,14,15,17,18,20

16,19

21

3

Nguyên hàm - Tích phân

1

3

3

7

22

23,25,26

24,27,28

4

Số phức

1

3

2

6

29

30,31,32

33,34

5

Khối đa diện - Mặt cầu mặt trụ

1

3

2

2

8

36

35,39,41

37,40

38,42

6

Phương pháp tọa độ không gian

2

3

3

8

43,44

45,46,47

48,49,50

Tổng số câu theo mức độ câu hỏi

9

22

15

4

50

Phần trăm kiến thức

52%

18%

22%

8%

100%

Thứ sáu: Học sinh cần lưu ý một số hướng chính giải bài Toán trắc nghiệm

Thứ bảy: Học sinh cần rèn luyện các yếu tố gì?

- Nắm vững các kiến thức cơ bản. Đây là yếu tố tiên quyết nhất để có thể hoàn thành bài thi.

- Hiểu rõ bản chất của từng khái niệm Toán học phổ thông.

- Sử dụng thành thạo máy tính Casio.

- Biết cách vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học để xử lý các bài toán ở cấp độ vận dụng cao . Ví dụ bài toán tính lãi ngân hàng - Câu 21 Đề minh họa ra ngày 5/10/2016.

- Rèn luyện thật nhiều với các dạng bài/dạng đề có cấu trúc tương tự đề minh họa để quen với áp lực phòng thi và rèn được phản xạ, từ đó có thể giải quyết câu hỏi trong một khoảng thời gian ngắn.

Thứ tám: Quan niệm sai lầm

Nhiều người thường hay quan niệm, trong đề thi trắc nghiệm, các phương án đúng trong đề thi sẽ được phân bổ đều cho các phương án A, B, C, D; nên nếu chỉ chọn một phương án xuyên suốt cho cả bài thi thì ta cũng sẽ đươc 25% tổng số điểm toàn bài. Vậy, chúng ta sẽ cùng phân tích xem nhận định/quan niệm trên sai lầm như thế nào.

Đề thi sẽ được thiết kế theo kiểu chọn ngẫu nhiên từ hệ thống. Các câu hỏi và sự sắp xếp các phương án lựa chọn được xáo trộn trong quá trình chọn ngẫu nhiên từ hệ thống thành các đề thi. Do đó, với cùng một câu hỏi các học sinh khác nhau lại có đáp án đúng rơi vào các phương án khác nhau.

Dựa vào đề mẫu mà học tủ: hiện nay, đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12. Vậy với một đề mẫu mà Bộ công bố gồm 50 câu không thể nêu hết các vấn đề. Vì vậy, khi thi chính thức, kiến thức có thể lệch với đề mẫu.

Hơn nữa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, sự lan truyền và chia sẻ hệ thống các đề thi trên các trang mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Bởi lẽ, đề thi và các tài liệu được biên soạn bởi rất nhiều các cá nhân, tổ chức, trong đó có rất nhiều nguồn không đáng tin cậy, phần lớn là biên soạn không có căn cứ rõ ràng và không được kiểm duyệt bởi một cơ quan có thẩm quyền. Do đó, nếu không có kiến thức vững vàng, không hiểu rõ cấu trúc đề thi và bản chất thì học sinh rất dễ bị tin và theo dẫn đến sai lầm trong cả quá trình học và luyện.

Thứ chín: Chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm

Như đã phân tích trong phần 2, áp lực của học sinh khi làm đề thi trắc nghiệm là hoàn thành các câu hỏi theo thời gian phù hợp. Học sinh cần tạo cho mình một chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm. Để có thể làm tốt và giành được điểm cao, các em cần lưu ý những điểm chính như sau:

- Làm một lượt cả đề, với những câu dễ, chắc chắn về đáp án có thể khoanh luôn. Gặp câu khó, đừng quá mất thời gian mà hãy tạm bỏ qua và chuyển sang làm câu khác. Sau khi làm xong một lượt đề thi thì mới quay lại để làm tiếp câu đó. Làm được điều này sẽ giúp các em không bị bỏ sót và mất điểm ở những câu dễ do đã mất nhiều thời gian cho câu khó. Nên nhớ, dù là câu khó hay câu dễ thì học sinh chỉ có thể được tối đa 0,2 điểm cho 1 câu.

- Đối với các câu hình học ở mức độ đơn giản cần hạn chế vẽ hình và nếu phải vẽ thì cũng không cần vẽ quá cầu kì vì sẽ rất tốn thời gian, cố gắng tưởng tượng là chính.

- Ưu tiên làm trước các câu hỏi mà có sử dụng được máy tính Casio.

- Tăng cường rèn luyện các dạng bài mà sử dụng kỹ năng loại trừ để tìm ra được đáp án.

Thứ mười: Tài liệu quan trọng nhất là Sách giáo khoa lớp 12

Hiện nay, các tài liệu phục vụ thi trắc nghiệm khách quan rất nhiều; tuy nhiên, chưa thể đánh giá được vì độ phủ về kiến thức là quá rộng, có cả những phần ngoài chương trình thi. Vì vậy, mỗi tài liệu chỉ phù hợp với một phần của đề. Học sinh cần phải chọn lọc khi tham khảo, tránh ôm đồm và sa đà.

Học sinh có thể tự học, tự ôn luyện sau khi được trang bị kiến thức ở trường. Tuy nhiên, các em nên lựa chọn các khóa học của các hệ thống giáo dục có uy tín, có kinh nghiệm dạy học và ôn, luyện thi đại học để việc ôn, luyện hiệu quả.

Lê Đình Định

Đại học Quốc gia Hà Nội (Cố vấn Hệ thống Giáo dục HOCMAI)

Tag :Đại Học Quốc Gia Hà Nội, hệ thống giáo dục, Bộ Giáo dục, thi trắc nghiệm, trắc nghiệm môn toán

Sẵn sàng chia sẻ mọi bài học thất bại, thành công cho học viên MBA

Đó chính là lý do để ông Hoàng Nam Tiến nhận lời làm giảng viên doanh nhân cho Viện Quản trị Kinh doanh FSB ở các chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh MBA, MiniMBA và những khóa nâng cao năng lực lãnh đạo cho doanh nhân trẻ. Chủ tịch Công ty Phần mềm FPT luôn sẵn sàng trút cạn bầu kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế 30 năm hoạt động trên thương trường nhằm giúp học viên tích lũy tri thức, vững vàng hơn trên thương trường.

Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty Phần mềm FPT.
Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty Phần mềm FPT.

Nhiều người chóng mặt khi nhìn lịch trình anh cập nhật trên facebook. Thế nhưng anh vẫn có thời gian để đi giảng dạy cho học viên MBA của Viện Quản trị Kinh doanh FSB. Lý do là gì, thưa anh?

- Đối với tôi, đi dạy cũng chính là đi học. Tôi học được nhiều thứ, từ việc phải hệ thống lại kiến thức, tìm hiểu những kiến thức mới để chuẩn bị bài giảng, đến việc kiểm nghiệm và xâu chuỗi lại những bài học thành công, thất bại của chính mình trên thương trường.Nếu không đi dạy thì chắc tôi chẳng có cơ hội thực hiện những điều đó.

Hơn nữa, tôi cũng học được từ chính những học viên của mình. Các học viên của chương trình Thạc sỹ quản trị Kinh doanh FeMBA của FSB hầu hết là các nhà quản trị doanh nghiệp trẻ đầy tinh thần dấn thân, cầu tiến. Những vấn đề trong doanh nghiệp của họ đều là những bài học thực tế có giá trị, muôn màu muôn vẻ mà không một sách vở nào đề cập hết được. Những câu hỏi của họ luôn khiến tôi phải tư duy sâu sắc hơn với chính trải nghiệm của bản thân.

Dạy học cũng là một truyền thống của gia đình, có vẻ như đã ngấm vào tôi một cách tự nhiên. Ba tôi ngoài thời gian dài cầm súng chiến đấu tại chiến trường thì ông còn là một nhà giáo, một người viết sách nghệ thuật quân sự. Có một câu nói của bác Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) rất ảnh hưởng đến tôi: “nếu không có chiến tranh, tôi là một thầy giáo”.

Song, thực sự, giảng dạy là công việc đầy áp lực. Đầu năm nay, tôi phải sắp xếp công việc để theo học khoá nghiên cứu sinh tại Nhật Bản để có thể theo đuổi công việc này lâu dài.

Chủ tịch FSoft luôn sẵn sàng dốc cạn bầu kinh nghiệm gần 25 năm làm lãnh đạo của mình với học viên MBA của Viện Quản trị Kinh doanh FSB.

Chủ tịch FSoft luôn sẵn sàng dốc cạn bầu kinh nghiệm gần 25 năm làm lãnh đạo của mình với học viên MBA của Viện Quản trị Kinh doanh FSB.

Những bài học trên thương trường có khi phải trải qua hàng chục năm mới tích lũy được và là bí kíp riêng của mỗi người. Vì sao anh sẵn sàng chia sẻ hết với học viên?

- Tôi không được đào tạo để làm giảng viên, nhưng hễ cứ nghĩ đến việc những kinh nghiệm mình tích lũy được bằng vô số bài học thất bại có, thành công có, mà không chia sẻ được với các bạn trẻ tôi lại có cảm giác rất bức bối.

Tôi không có lý do gì để giữ những bí kíp có thể hữu ích với các bạn doanh nghiệp trẻ cho riêng chúng tôi, ngược lại tôi thực sự mong muốn Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp mạnh. Khi đi ra ngoài, cạnh tranh với các công ty Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản…chúng tôi mới thấm thía rằng, giá như Việt Nam có nhiều công ty mạnh cùng chung sức thì khả năng cạnh tranh của chúng ta sẽ tốt hơn biết bao nhiêu.

- Anh làm thế nào để những kiến thức quản trị khô cứng hấp dẫn người học?

- Tôi đặt mục tiêu sau mỗi bài giảng, các bạn đều có gì đó để mang về. Tôi thừa nhận là tôi mạnh về thực tiễn hơn lý thuyết, chính vì vậy, trước mỗi bài giảng, tôi phải đọc nhiều tài liệu, chắt lọc những kiến thức phù hợp với thực tiễn tôi đã trải qua.

Có thể vì thế mà các bạn thấy hấp dẫn chăng, vì thành thực mà nói học từ thực tế bao giờ cũng thú vị hơn sách vở.

Ngoài ra, tôi cũng là người khá cầu toàn, tôi cho rằng bài giảng hiệu quả ngoài kiến thức tốt thì phương pháp truyền đạt cũng góp phần không nhỏ. Tôi cũng có thời gian dài làm nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ cơ thể (body language), và rất hứng thú với môn học tâm lý lãnh đạo. Khi áp dụng những kiến thức này vào việc giảng dạy, tôi thấy có thể tạo ra sự tập trung, thích thú, kích thích học viên học tập hiệu quả.

Giảng viên Hoàng Nam Tiến luôn suy nghĩ học viên cần điều gì, làm cách nào truyền đạt cả kiến thức bài bản, chuẩn mực, mới nhất trên thế giới kết hợp thực tế mà anh từng trải qua.

Giảng viên Hoàng Nam Tiến luôn suy nghĩ học viên cần điều gì, làm cách nào truyền đạt cả kiến thức bài bản, chuẩn mực, mới nhất trên thế giới kết hợp thực tế mà anh từng trải qua.

Anh có chia sẻ từng đọc cả 3 cuốn sách về chiến lược cạnh tranh chỉ để tóm gọn lại một trang trình bày đến học viên. Đâu là động lực để anh dành nhiều tâm huyết truyền thụ kinh nghiệm cho thế hệ trẻ?

- Từ kinh nghiệm của chính bản thân mình khi theo các khóa học Executive ngắn hạn dành cho doanh nhân tại trường Wharton và Insead, tôi thấy rằng, thực tế mà không có phương pháp luận thì sẽ rất mất thời gian để mày mò, nhưng lý thuyết thiên về học vấn mà thiếu tình huống thực tế thì sẽ không giúp được nhiều cho các doanh nhân trong thực tiễn kinh doanh.

Chính vì vậy, trước mỗi bài giảng của mình, tôi luôn suy nghĩ học viên cần điều gì, làm cách nào truyền đạt cả kiến thức bài bản, chuẩn mực, mới nhất trên thế giới kết hợp thực tế tại đơn vị nơi tôi đang công tác đến họ. Tôi thường dành nhiều thời gian để soạn giáo án, nhiều khi đọc cả 3 cuốn sách về chiến lược cạnh tranh của Michael E. Porter chỉ để tóm gọn lại một trang ý chính yếu để trình bày đến học viên. Tôi sẽ chỉ ra cho học viên lý thuyết đó được ứng dụng vào thực tế được không, có gì hay và thậm chí là có gì dở, có gì mà thực tế còn hay hơn cả lý thuyết… theo góc nhìn và kinh nghiệm của tôi.

Anh thường chia sẻ với học viên những bài học thất bại hơn thành công. Lý do vì sao?

- Thành công thì rất khó học tái lập. Thất bại chúng ta có thể học được để tránh.

Những bài học thất bại tôi thường chia sẻ với các học viên là những quyết định đầu tư sai lầm của chúng tôi vào những ngành không phải là cốt lõi, là thế mạnh cạnh tranh của mình như bất động sản, ngân hàng, game online…

Những bài học tình huống (case study) này rất đặc thù với phương thức quản trị kiểu Việt, có lẽ các trường Tây sẽ không dạy các học viên được.

Anh tìm thấy niềm vui gì trong những bài giảng?

- Ngoài những giá trị về kiến thức như tôi đã chia sẻ ở trên, việc đi dạy còn mang lại cho tôi nhiều giá trị về tinh thần, cảm xúc.

Đó là cảm xúc trọn vẹn khi mình được chia sẻ với các bạn trẻ. Là nguồn cảm hứng được đặt mình trong các thách thức của kiến thức rộng lớn. Là sự thanh thản khi được sống trong môi trường sư phạm.

Chính vì vậy mà tôi đã xác định sẽ tiếp tục theo đuổi nghề giảng dạy ngay cả khi dừng công việc điều hành.

Thêm một điều nữa khiến việc giảng dạy giúp cuộc sống của tôi có ý nghĩa hơn, đó là tôi cùng một số bạn bè doanh nhân nhận các chương trình nói chuyện trên truyền hình, giảng dạy tại Viện quản trị Kinh doanh FSB để góp thêm kinh phí vào một quỹ từ thiện. Quỹ này kết hợp cùng các bác sĩ từ Australia, Nhật… thực hiện các chương trình thiện nguyện hàng năm.

Viện Quản trị Kinh doanh FSB - Đại học FPT, Top 2 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của Eduniversal và là trường duy nhất của Việt Nam đạt chuẩn 5 sao về giảng dạy của QS Star đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh FeMBA hướng tới đào tạo những nhà quản lý toàn diện.

- Thời gian học: 18 tháng + làm luận văn. Học vào buổi tối trong tuần hoặc cuối tuần

- Điểm khác biệt: Tính thực tiễn cao với 30% giảng viên là CEO và 100 tình huống thực tiễn (case study)

10 phần quà đặc biệt sẽ dành cho 10 học viên đầu tiên đăng ký qua http://mba.fsb.edu.vn/femba/

Thông tin chi tiết xem tại http://mba.fsb.edu.vn/femba/ hoặc liên hệ

Hà Nội: 04 6287 1918 (Máy lẻ 202), hotline: 093.293.9981

TPHCM: 08 39307753, hotline: 090.498.7491

Tag :công ty phần mềm, chương trình đào tạo, chương trình Thạc sỹ, nhà quản trị, quản trị doanh nghiệp

“Tại sao bạo lực học đường lan rộng như vậy?"

Trên đây là chia sẻ của bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII về tình trạng bạo lực học đường trong thời gian gần đây. Theo bà An, có lẽ ngành giáo dục phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, để bạo lực không lan rộng ra nhiều vùng miền như vậy.

Bạo lực lặp lại và hơi phổ biến ở các vùng miền

+ Liên tục trong vài tuần trở lại đây, nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều hình thức khiến dư luận phẫn nộ. Quan điểm của bà về “vấn nạn” này?

Nếu cách đây mấy năm, vụ việc bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa ở Biên Hòa, Đồng Nai đánh một trẻ em mà mình trông giữ ở nhóm lớp đã bị báo chí đưa ra ánh sáng khiến dư luận phẫn nộ, thời gian gần đây, tôi không hiểu tại sao tình trạng bạo lực học đường đã xảy ra mọi vùng miền, từ thành thị tới nông thôn, vùng đồng bằng và cả miền núi rẻo cao. Bạo lực đã có tình trạng lặp lại và hơi phổ biến.

Điều này đáng báo động và ngành giáo dục cần phải vào cuộc chứ không thể để như thế này được. Nhà trường là nơi giáo dục nhân cách nhưng để các em tiếp xúc với bạo lực ngay trong môi trường này là không thể.

Đại biểu Quốc hội khóa XIII Bùi Thị An: Để học sinh tiếp xúc với bạo lực trong môi trường giáo dục là không thể.

Đại biểu Quốc hội khóa XIII Bùi Thị An: "Để học sinh tiếp xúc với bạo lực trong môi trường giáo dục là không thể".

+ Theo bà, điều này đặt ra lo ngại gì trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nhà trường hiện nay?

Tôi xem trên báo chí, thấy nam đánh nữ, bản thân bạn nữ cũng túm tóc đánh nhau, dùng dép tát vào mặt đối phương... Nói chung, hành vi bạo lực xảy ra đủ loại hình, đủ mọi lúc mọi nơi... Điều này đặt ra câu hỏi: Việc quản lý học sinh ở nhà trường ra sao?

Tôi nghĩ cần phải làm rõ điều này và hạn chế tối đa, không thể để lặp đi lặp lại nhiều lần, phổ biến nhiều vùng như hiện nay. Tình trạng bạo lực không chỉ xảy ra giữa học sinh với nhau mà còn diễn ra giữa phụ huynh với học sinh khiến học sinh tự tử là chuyện rất đáng báo động.

+ Như vậy, có thể nói tình trạng bạo lực học đường xảy ra, một phần do trách nhiệm từ nhà trường và cả gia đình chưa biết cách quản lý con trẻ?

Vấn đề bạo lực học đường lan rộng như vừa qua đã đặt ra hai vấn đề. Thứ nhất, trách nhiệm của ngành giáo dục ra sao? Chúng ta không đổ lỗi tất cả nhưng nhà trường phải giáo dục lòng yêu thương ra sao, giáo dục nhân cách cho trẻ em như thế nào. Thứ hai là vấn đề xã hội. Chính vì nhiều người thiếu kĩ năng với trẻ em, về nhà chỉ nghe con nói vài câu đã tìm bạn bè để “tính sổ” và bênh vực không khách quan, dẫn đến tình trạng đáng tiếc.

Tôi cho rằng, trách nhiệm không đơn thuần trong ngành giáo dục nữa mà phải mở rộng thêm cả vấn đề xã hội, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các tổ chức khác phải vào cuộc sát sao hơn nữa. Thí dụ như vụ học sinh tự tử vì bị phụ huynh bắt nạt tại Yên Bái vừa qua, không những gia đình phụ huynh mất con đau lòng mà việc các gia đình hiềm khích nhau, sẽ gây chia rẽ không tốt trong cộng đồng. Do đó theo tôi, đáng ra các bên liên quan phải tìm hiểu ngay từ đầu, đằng này để xảy ra cái chết đáng tiếc như thế, dù thế nào dứt khoát không thể được.

Nam sinh bị phụ huynh bạn học đánh đập và bắt quỳ ở ngã 3 khiến em nghi ngờ phải tự tử vì nhục nhã ở Yên Bái (ảnh từ clip)
Nam sinh bị phụ huynh bạn học đánh đập và bắt quỳ ở ngã 3 khiến em nghi ngờ phải tự tử vì nhục nhã ở Yên Bái (ảnh từ clip)

Cần cân đối việc giáo dục kiến thức và nhân cách

+ Vậy theo bà, cần phải làm gì để hạn chế vấn nạn bạo lực học đường hiện nay?

Theo tôi, cần đặt ra vấn đề giáo dục nhân cách sao cho chuẩn. Môi trường giáo dục là nơi mọi người hy vọng trong sạch và các em được hưởng thụ các môn quan hệ thầy trò, bạn bè tốt đẹp. Tuy nhiên, những sự việc đáng tiếc xảy ra vừa qua, chúng ta đặt ra vấn đề: Có lẽ cần cân đối lại việc dạy kiến thức và giáo dục nhân cách.

Về việc dạy kiến thức, có lần tôi đã đề nghị, trong chương trình, những gì không cần thiết có thể lược bỏ, thậm chí bỏ tới một nửa chương trình không cần thiết. Bù lại, các em có thời gian chơi, thời gian học tập thể thao, học nhạc... Những điều này sẽ kéo các em ra khỏi các cạm bẫy trên mạng xã hội. Thứ hai, giúp các em xây dựng ý thức cộng đồng rất cao, nhân cách tốt.

Nhân tiện Bộ GD&ĐT đang thay đổi cơ bản toàn diện giáo dục, chúng ta cần kiên quyết xem lại việc giáo dục nhân cách cho học sinh, đừng để xảy ra những sự việc đáng tiếc cho ngành giáo dục bởi một đất nước mà nền giáo dục không tốt thì khó phát triển bền vững.

Học sinh bị đánh tập thể vì thiếu 5 nghìn đồng nộp tô cho bạn ăn sáng ở Hải Dương (ảnh từ clip)
Học sinh bị đánh tập thể vì thiếu 5 nghìn đồng "nộp tô" cho bạn ăn sáng ở Hải Dương (ảnh từ clip)

+ Chúng tôi được biết, ngành giáo dục đã triển khai nhiều chương trình giáo dục lối sống và phát triển nhân cách cho học sinh trong nhiều năm qua. Bà nghĩ sao nếu nói rằng, những sự việc đáng tiếc xảy ra trên đây được diễn ra ngoài nhà trường và rất khó kiểm soát?

Chúng tôi không quy hoàn toàn trách nhiệm cho giáo viên hay ngành giáo dục. Nhưng tôi nghĩ rằng, nếu giáo dục hiệu quả, học sinh phải có nhân cách mọi lúc mọi nơi chứ không chỉ trong nhà trường hoặc trước mặt người dạy. Chúng tôi không đổ toàn bộ trách nhiệm cho các thầy cô giáo nhưng tôi cho rằng, các thầy cô giáo nên xem lại hiệu quả giáo dục nhân cách học sinh.

Tôi quan niệm, mục tiêu và hiệu quả giáo dục phải lan tỏa mọi lúc mọi nơi, đi đâu cũng tốt chứ không phải trong nhà trường hoặc trước mặt giáo viên thì học sinh mới sợ. Các em có thể tự tin, tự trọng, tự lập ở mọi lúc mọi nơi chứ không chỉ ở trên lớp.

+ Trước những sự việc có tính chất dã man vừa qua như: Học sinh đánh hội đồng bạn học vì thiếu 5 nghìn đồng "nộp tô", học sinh nữ đánh nhau đến ngất xỉu... Bà có nghĩ, học sinh đang ngày càng manh động?

Qua một vài sự việc mà kết luận học sinh ngày càng manh động hơn thì tôi không nghĩ như thế bởi hiện còn rất nhiều học sinh ngoan, nhiều em con nhà nghèo nhưng đã trở thành thủ khoa, thành các cán bộ giỏi, hữu ích cho Nhà nước. Tuy nhiên, đó là những sự việc vô cùng đáng tiếc. Nguyên nhân vì sao phải tìm rõ. Có thể, do sự giáo dục không đến nơi đến chốn từ nhà trường, từ gia đình, từ các tác động của công nghệ thông tin đang trong giai đoạn bùng nổ...

Tuy nhiên, chung quy lại, phần lớn do ảnh hưởng bởi sự quản lý của gia đình và nhà trường khiến các em thu nạp các thông tin không trong sạch. Vì vậy, trách nhiệm cuối cùng vẫn là định hướng của nhà trường, gia đình để các em được tham gia nhiều hoạt động xã hội hơn, được chơi các môn thể thao lành mạnh và không còn thời gian để tham gia các trò tiêu khiển không tốt để xảy ra những điều đáng tiếc như vừa qua.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Mỹ Hà (ghi)

(Email:myha@dantri.com.vn)

Tag :đại biểu Quốc hội, Quốc hội khóa XIII, bạo lực học đường, môi trường giáo dục, hành vi bạo lực, Bùi Thị An

Chung sức chống bạo hành trẻ em

Nhân rộng yêu thương để đầy lùi bạo lực có thể xem là thông điệp của Tuần lễ chống bạo hành trẻ em do Tiến sĩ Tâm lý Lê Nguyên Phương - Chủ tịch Hội liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường thế giới vừa khởi xướng hướng đến ngày Thế giới Phòng ngừa bạo lực với trẻ em (19/11).

Chỉ trong một thời gian ngắn, hoạt động này đã thu hút đông đảo các thành phần như các nhà tâm lý, giáo dục, họa sĩ, giáo viên, phụ huynh… cho đến các tổ chức cùng góp sức bằng những việc làm, hành động cụ thể phù hợp với công việc, vai trò của mình.

Sẽ có nhiều chương trình, chuyên đề liên quan đến chủ đề bạo lực trẻ em được tổ chức rộng rãi sự tham gia của hàng loạt chuyên gia tâm lý, chuyên gia giáo dục. Trong đó, các chuyên gia tập trung truyền tải thông tin cho giáo viên, học sinh và phụ huynh trong phạm vi môi trường làm việc của mình.

Trẻ em đang sống trong môi trường tràn ngập bạo lực và hành xử bạo lực
Trẻ em đang sống trong môi trường tràn ngập bạo lực và hành xử bạo lực

Diễn giả Catherine Yến Phạm cảnh báo, trẻ em bị bạo hành từ bé sẽ trở nên bạo lực và nhẫn tâm khi lớn lên. Nếu được dạy trả thù hay là nạn nhân từ bé sẽ mang tâm lý này mà hành hạ bản thân và người khác khi lớn lên. Hạnh phúc sẽ trở thành không tưởng với bất kỳ ai. Để chấm dứt việc này phải bắt đầu từ nhận thức của phụ huynh!

Không chỉ một tuần, bà sẽ dành một tháng đi nói chuyện không thu phí về chủ đề Phòng chống bạo lực cho trẻ em với hành trình từ Bắc đến Nam. Nội dung của những buổi nói chuyện nhắm thay đổi tư duy "thương cho roi cho vọt " để con người nếu có thể xin đừng hành hạ nhau bằng lời nói, hành vi hay cách sống.

Rất nhiều giáo viên trong cả nước cũng tham gia ứng tuần lễ bằng việc đưa thông tin đến với học sinh thông qua các bài học trên lớp và các bài chia sẻ với phụ huynh. Họ cam kết không sử dụng bạo lực với học trò dưới bất cứ hình thức nào và lan truyền tinh thần này đến với đồng nghiệp quanh mình.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hội trưởng Hội quán Các Bà Mẹ chia sẻ một ngày bà đón nhận không biết bao nhiêu clip qua báo chí, qua các anh chị em quan tâm đến giáo dục con trẻ gửi về.

Xem mà đau lòng! Bao nhiêu cảnh tượng tung lên clip thật dã man từ chuyện mẹ lột quần con, người lớn đánh trẻ em, cho đến vô số nhiều cảnh học sinh hành hạn bạn, đạp, ngắt nhéo bộ phận sinh dục của bạn, tè lên người bạn, bắt bạn quỳ, đùng dép đánh vào mặt... Cả đám cùng nhau đánh, lại còn nhởn nhơ quay clip, nhân cách chẳng thấy đâu chứ nói chi đến lòng trắc ẩn.

Đã đến lúc không thể để trẻ em phải đau đớn, gánh chịu hậu quả của bạo lực thêm nữa. Theo bà Thúy, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và tất cả mọi người trong cộng đồng, chẳng ai có thể chờ ai, cần nhìn thẳng sự thật để cùng nhau bồi đắp nhân cách cho trẻ, cho con sức mạnh nội tâm và những kỹ năng cần thiết.

Kể cả những người tưởng như không liên quan đến lĩnh vực về trẻ em cũng tích cực hưởng ứng chiến dịch. Các họa sĩ tham gia vẽ tranh cổ động hay thiết kế tạo các mẫu hình cho các ý tưởng, chủ đề gắn liên với các hoạt động như các sinh hoạt ngoài trời, thể dục thể thao, chạy bộ… để lan truyền tinh thần nói không với bạo lực.

Nếu không thể góp sức bằng công việc chuyên môn thì chiến dịch đưa ra gợi ý, mỗi người có thể trao đổi, tâm sự và thuyết phục gia đình, bà con, bạn bè, đồng nghiệp thay đổi suy nghĩ về vấn đề sử dụng bạo lực như đánh đập hay nhục mạ trẻ khi dạy dỗ. Có thể tự đề ra chỉ tiêu cho mình, chẳng hạn cố gắng nói chuyện với ít nhất 3 người một tuần.

Học trò TPHCM tham gia chuyên đề về nói không với bạo lực
Học trò TPHCM tham gia chuyên đề về nói không với bạo lực

Fanpage Tuần lễ phòng chống bạo hành trẻ em do ThS Tâm lý Ngô Minh Uy lập ra trở thành một thư viện sống liên quan đến vấn đề bạo lực trẻ em. Ở đó, không chỉ thông tin về các vụ bạo hành trẻ em được cập nhật mà nhiều tư liệu, bài dịch khoa học liên quan như nhận diện bạo hành, cách can thiệp với trẻ em bạo hành và bị bạo hành…được chia sẻ đến tất cả mọi người.

Nhiều kỹ năng, kiến thức quý giá từ các chuyên gia giúp mọi người xây dựng mối quan hệ, tương tác thầy - trò, cha mẹ - con cái, bạn bè… một cách tích cực để tránh việc bạo lực.

Ở đây, rất nhiều phụ huynh, giáo viên cùng chia sẻ những tình huống, câu chuyện thực tế của mình trong việc phòng chống bạo lực cho con trẻ. Qua đó, mọi người có thể học hỏi hoặc đưa ra góp ý của mình. Tất cả đều chung tinh thần vì trẻ em và điều đó chỉ có thể thành hiện thực trên cơ sở tình yêu thương, sự bao dung.

Tiến sĩ tâm lý Lê Nguyên Phương chia sẻ, chỉ có yêu thương mới đẩy lùi được bạo lực, mỗi người cần bắt đầu bằng những hành động cụ thể, kể cả những ai không làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý.

Chỉ khi tinh thần không bạo lực với trẻ em được lan truyền, càng nhiều người góp sức thì trẻ em Việt sẽ được sống trong hòa bình, nhân ái; sẽ mới không còn những cảnh người hành hạ người một cách lạnh lùng, nhẫn tâm.

Một số hoạt động ủng hộ Tuần lễ chống bạo hành trẻ em:

Hội quán Các Bà Mẹ sẽ tổ chức chuỗi chương trình “Tự tin cho con sức mạnh” thực hiện tại các trường Mầm non, THCS, THPT, CĐ- ĐH tại nhiều quận ở TPHCM hoàn toàn miễn phí.

Chương trình nói chuyện của chuyên gia Catherine Yến Phạm tại 5 thành phố lớn. Tại Hà Nội vào ngày 6/11, Huế vào ngày 11/11,ngày 12/11 tại Đà Nẵng, TPHCM vào ngày 20/11 và 27/11 tại Cần Thơ. Chương trình sẽ tập trung vào những đề tài và những kỹ năng sau: Tâm an, kiềm chế cơn giận để tươi mát đối diện với con; Bảo vệ con trước bạo lực xã hội (lới nói/ hành vi/ suy nghĩ quan niệm xã hội); Dạy con kỹ năng ứng phó trước bạo lực; Phòng tránh xâm hại tình dục nơi trẻ; xây dựng tư duy cho trẻ và cách tiếp cận của phụ huynh về tính dục cho trẻ.

TS Xã hội học Phạm Thị Thúy sẽ tham gia qua các hoạt động như đến các trường nói chuyện về kỹ năng phòng vệ, giúp các em tự bảo vệ bản thân; tặng sách Kỹ năng phòng vệ cho học sinh, cha mẹ trong các chương trình nói chuyện; Chia sẻ tích cực hơn nữa các phương pháp sư phạm để giáo viên dạy học sinh với những giờ giảng vui và hấp dẫn chứ không cần đến những hình phạt mang tính bạo lực; đưa nội dung phòng ngừa bạo lực trẻ em lồng vào các bài nói chuyện với phụ nữ các địa phương.

Dự kiến có sẽ có hoạt động tập thể cùng chạy bộ ủng hộ tuần lễ.

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)

Tag :trẻ em bị bạo hành, đánh trẻ em, gia đình, phụ huynh, nhà trường, bạo hành trẻ em, chuyên gia tâm lý

33 cán bộ, giảng viên ĐH Quang Trung bức xúc vì sắp mất việc

Ngày 26/10, nhiều cán bộ, giảng viên Trường ĐH Quang Trung (Bình Định) có đơn khiếu nại gửi Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định về việc bị ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Quang Trung ra quyết định thông báo chấm dứt hợp đồng lao động…

33 cán bộ, giảng viên Trường ĐH Quang Trung bức xúc khi nhận thông báo nhận nghỉ việc vì tinh giản biên chế
33 cán bộ, giảng viên Trường ĐH Quang Trung bức xúc khi nhận thông báo nhận nghỉ việc vì tinh giản biên chế

Theo trình bày của các giảng viên, ngày 30/9/2016, ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Quang Trung và Chủ tịch Công đoàn nhà trường là bà Hoàng Vĩ Triều bất ngờ ra thông báo về việc tinh giản đội ngũ giảng viên, công nhân viên nhà trường. Nhiều giảng viên cho rằng đó là thông báo áp đặt một cách vô căn cứ, xúc phạm người lao động và gây bức xúc nhiều lao động trong trường.

“Bên cạnh những khó khăn mang tính khách quan, những yếu tố chủ quan đã gây ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của nhà trường. Đó là những hành vi bêu xấu hình ảnh nhà trường, lãnh đạo, đồng nghiệp; cố ý gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ; và một bộ phận giảng viên - công nhân viên chưa thay đổi nhận thức, vẫn mang tư tưởng ỷ lại, chờ đợi nên làm việc không tích cực, trở thành lao động thừa, vì không đáp ứng nhu cầu công việc…” - văn bản này nêu.

Từ thông báo đó, các giảng viên, nhân viên có quyền tự làm đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu không, nhà trường thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với những người thuộc diện tinh giản theo hai đợt: ngày 10/10 và 1/12.

Thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhiều cán bộ, giảng viên do Hiệu trưởng ĐH Quang Trung ký
Thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhiều cán bộ, giảng viên do Hiệu trưởng ĐH Quang Trung ký

Đến ngày 17/10, ông Nguyễn Anh Tuấn đã tiếp tục thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với 33 cán bộ, giảng viên. Trong số này, có 4 đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ, 16 thạc sĩ và nhiều chuyên viên, nhân viên các khoa, phòng của Trường ĐH Quang Trung.

Tuy nhiên, nhiều giảng viên cho rằng hiệu trưởng Nguyễn Anh Tuấn có nhiều quyết định bổ nhiệm nhân sự không đúng quy định. Ngoài ra, ông Tuấn còn tự ký quyết định bổ nhiệm chính ông giữ chức Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính của trường.

Thâm niên 7 năm công tác, giảng dạy tại Trường ĐH Quang Trung, Th.S Nguyễn Thị Hoàng Hiếu (khoa Khoa học cơ bản) là một trong số 33 người vừa nhận được thông báo cho thôi việc. Th.S Hiếu bức xúc: “Từ ngày về công tác tại trường tôi luôn nỗ lực phấn đấu và chưa bị nhà trường xử lý vi phạm hay kỷ luật gì.Vừa rồi, khoa tổ chức lấy phiếu đánh giá, toàn khoa có 13 người tôi xếp vị trí thứ hai. Vậy không hiểu lý do gì mà tôi bị thôi việc, còn những người xếp sau tôi lại giữ lại. Tôi không biết nhà trường dựa vào tiêu chí gì để xét cho tôi nghỉ việc. Nhà trường đang khó khăn, việc tinh giản chúng tôi rất chia sẻ với nhà trường nhưng phải rõ ràng, minh bạch. Tôi là ủy viên thường vụ ban chấp hành công đoàn trường, nhưng bà không hề biết gì về những tiêu chí quy định giảng viên, nhân viên như thế nào thì bị tinh giản vì trường không đưa ra bàn bạc, thảo luận, đối thoại gì về vấn đề trên”.

Ông Tâm và nhiều giảng viên nhận thông báo thôi việc bất bình cho rằng hiệu trưởng Trường ĐH Quang Trung không rõ ràng, minh bạch
Ông Tâm và nhiều giảng viên nhận thông báo thôi việc bất bình cho rằng hiệu trưởng Trường ĐH Quang Trung không rõ ràng, minh bạch

Cô Hiếu bức xúc nói thêm: “Trong thư cảm ơn của thầy hiệu trưởng nói do trong bối cảnh hiện tại để duy trì hoạt động của nhà trường và thúc đẩy sự đổi mới , Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu nhà trường buộc phải củng cố nguồn nhân lực, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, tinh giản và tuyển dụng nhân sự mới. Nói vậy khác gì xúc phạm những cán bộ, giảng viên này lâu nay không đủ trình độ nên nhà trường cho nghỉ việc để tuyển dụng nhân sự mới”.

Ông Ngô Minh Tâm, Bí thư Đảng ủy Trường ĐH Quang Trung là người đơn phương xin nghỉ việc vì bức xúc và lòng tự trọng của người lao động cho biết: “Vài năm nay nhà trường đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính và tuyển sinh. Năm 2016, Trường ĐH Quang Trung đưa ra chỉ tiêu tuyển 2.400 nhưng đến nay chỉ mới tuyển được 81 sinh viên. Chúng tôi hiểu vì Trường ĐH Quang Trung là trường tư thục, lãnh đạo nhà trường có quyền thực hiện việc chấm dứt hợp đồng đối với cán bộ, giảng viên để tổ chức lại bộ máy cho phù hợp. Tuy nhiên, cách làm của ông Tuấn không rõ ràng, minh bạch, cho thấy một ông hiệu trưởng lộng quyền nên nhiều người bức xúc”.

Để nắm rõ thực hư về vấn đề trên, PV Dân trí đã đến liên hệ làm việc với Ban giám hiệu Trường ĐH Quang Trung, tiếp chúng tôi bà Trần Thị Xuân Quý, Phó Phòng Tổ chức - Hành chính thông tin ông hiệu trưởng đang đi công tác trong TPHCM từ nhiều ngày nay chưa về và hẹn đến thứ 5 khi thầy Tuấn về sẽ sắp xếp lịch làm việc.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên để bạn đọc theo dõi.

Doãn Công

Tag :Đại học Quang Trung, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, 33 giảng viên, tinh giản biên chế, bức xúc